PMV – Hướng dẫn công tác bảo vệ hiện trường
I. Khái niệm và phân loại hiện trường
1. Khái niệm
Theo BLHS 1999, “Hiện trường là một không gian nhất định, đó là nơi xảy ra quá trình.gây án (bao gồm: nơi chuẩn bị tiến hành, che dấu hành vi tội phạm),.nơi phát hiện ra dấu vết, vật chứng liên quan tội phạm”. Như vậy, BLHS quy định hiện trường là nơi phải xảy ra tội phạm (Điều 125 Bộ luật Hình Sự).
Theo Khoa học Hình sự, “Hiện trường là một không gian nhất định,.đó là nơi xảy ra, nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự”.
Hiện tượng vật chất xảy ra, không gian hiện trường bao gồm:
+ Những hành vi phạm tội được quy định trong luật Hình Sự.
+ Những vụ việc xâm hại tới khách để được bộ luật Hình Sự bảo vệ, song chưa thể xác định được các yếu tố cấu thành tội phạm (Ví dụ: Các vụ cháy nổ, sự cố kỹ thuật, chết người không tự nhiên,…mà có thể không do hành vi phạm tội gây ra).
2. Phân loại
Trong điều tra hình sự, căn cứ vào vụ việc mang tính hình sự có thể phân loại một số hiện trường sau đây:
- Hiện trường chết người không tự nhiên.
- Hiện trường cháy,
- Hiện trường sự cố kỹ thuật.
- Hiện trường phát hiện tài liệu phản động.
- Hiện trường tai nạn.
- Hiện trường trộm cắp.
- Hiện trường nổ.
- Hiện trường cướp.
- Hiện trường hiếp dâm.
Ở mỗi loại hiện trường có thể chia thành nhiều loại hiện trường: Ví dụ: hiện trường chết người do đạn, chết dưới nước, chết treo cổ, chết do ngộ độc,…
Trong thực tế còn có khái niệm hiện trường giả. Đó là hiện trường do thủ phạm cố ý gây ra, thêm những dấu vết hoặc thay đổi.để đánh lạc hướng điều tra của Công An. hoặc thủ phạm che dấu hành vi.phạm tội của mình bằng cách tạo ra một hiện trường với những dấu vết giả.
Ngồi tất cả những hiện trường trên, còn có khái niệm hiện trường nguyên vẹn, sáo trộn, chính phụ.
>>> Xem thêm: Dịch vụ vệ sĩ chuyên nghiệp.
3. Mục đích, yêu cầu của công tác bảo vệ hiện trường
3.1. Mục đích
– Bảo vệ hiện trường là công tác bảo vệ hiện trường, ngăn ngừa nhưng tác động làm thay đổi tình trạng hiện trường nói chung, dấu vết và vật chứng nói riêng cũng như ghi nhận những thơng tin về thay đổi hiện trường có liên quan đến vụ việc xảy ra.
– Về nguyên tắc, bất kỳ hiện trường nào cũng cần được bảo vệ nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết cho công tác điều tra đạt kết qủa tốt, vì chính ở hiện trường tồn tại những dấu vết, vật chứng phản ảnh sự tác động qua lại giữa nạn nhân với thủ phạm, giữa nạn nhân với mội trường xung quanh.
– Việc phát hiện những chứng cứ vật chất này là cơ sở khách quan để xác định diễn biến của vụ án.
Trong thực tế có nhiều vụ án bế tắc là do công tác bảo vệ hiện trường kém, không đạt yêu cầu dẫn đến hiện trường bị xáo trộn, dấu vết bị phá hủy.
Có hai nguyên nhân chính gây nên sự thay đổi hiện trường.
Do con người:
Sự tị mị hoặc hoạt động thiếu hiểu biết của những người có mặt tại hiện trường, những hoạt động cứu chữa, cấp cứu, truy bắt thủ phạm, hay những hoạt động bắt buộc không thể trì hỗn được của sản xuất, giao thông. Những hoạt động của thủ phạm nhằm xĩa dấu vết, vật chứng.
Do các yếu tố khác tác động:
Thiên nhiên: mưa, nắng, giĩ, bão, nhiệt độ,…
Sự tự hủy hoại của dấu vết theo thời gian, do quá trình Ơxy hố, thối rữa.
Do các loại động vật: Chuột, bọ, kiến, cơn trùng,….
3.2. Yêu cầu
Việc nhanh chóng tổ chức bảo vệ hiện trường là yêu cầu cấp thiết để loại trừ hoặc làm giảm thiểu tác động của các yếu tố đã nêu trên vào hiện trường nói chung và dấu vết, vật chứng nói riêng.
Song song với công tác bảo vệ hiện trường, chúng ta phải làm một số động tác khẩn cấp khác đó là:
Cấp cứu nạn nhân, ngăn chặn những nguy hiểm có thể xảy ra.
Bảo vệ các đồ vật có giá trị.
Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội khu vực hiện trường.
Truy bắt thủ phạm: có nghĩa là vừa bảo vệ hiện trường, vừa tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp khẩn cấp.
>>> Tham khảo: Dịch vụ bảo vệ giá rẻ.
II. Nội dung cơ bản của công tác bảo vệ hiện trường
Quan sát, xác định phạm vi hiện trường cần được bảo vệ:
+ Phạm vi hiện trường cần được bảo vệ bao gồm: Những nơi có thể để lại dấu vết, vật chứng do thủ phạm để lại. Đặc biệt lưu ý đường ra vào của thủ phạm. Phạm vi bảo vệ phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể về vị trí, tính chất, quy mơ của vụ việc.
Giữ nguyên trạng hiện trường:
- Không được vào hiện trường, trừ khi phải tiến hành các biện pháp khẩn cấp (cấp cứu, chữa cháy, di chuyển,…)
- Không được mang theo đồ dùng cá nhân hoặc bất kỳ vật gì vào hiện trường.
- Không được mang bất kỳ vật gì ra khỏi hiện trường, trừ việc cứu người, tài sản nhưng phải có biên bản ghi nhận đầy đủ.
- Không được thay đổi, sờ nắm vào các đồ vật trong hiện trường.
- Không ăn uống, hút thuốc trong khu vực hiện trường.
Khi phải vào hiện trường, cần chú ý:
- Hạn chế số lượng người và vật vào hiện trường, phải thực sự cần thiết mới vào.
- Chỉ bước vào những nơi ít để lại dấu vết và phải đánh dấu những lối đã đi qua.
- Không được sử dụng vòi nước, nhà vệ sinh.
- Không làm vệ sinh như: lau rửa, quét dọn khu vực hiện trường.
- Phải rào, chắn đối với hiện trường rộng lớn, phức tạp. Đồng thời phải kiểm sốt chặt chẽ người ra vào.
- Phối hợp với các lực lượng khác để giải quyết việc ùn tắc xe, giải tán đám đơng.
- Không bỏ nhiệm vụ đi nơi khác, làm việc khác khi bảo vệ hiện trường.
- Giữ gìn trật tự, đảm bảo yên tĩnh cho lực lượng điều tra làm nhiệm vụ.
- Bảo vệ dấu vết, vật chứng.
- Bảo vệ dấu vết, vật chứng là nhiệm vụ quan trọng của công tác bảo vệ hiện trường. Mọi biện pháp được tiến hành trong tồn bộ quá trình bảo vệ hiện trường đều nhằm mục đích bảo vệ các dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường, tránh mọi tác động hay nguy cơ bị phá hủy.
Ngồi những biện pháp kể trên, cần phải thực hiện một số biện pháp để bảo vệ dấu vết có nguy cơ bị phá hủy. Ví dụ: Dùng nilong, phên tre, mũ, nĩn… để rào chăn, che đậy dấu vết.
Lưu ý: Không để vật che tiếp xúc dấu vết.
Nếu có thể di chuyển dấu vết tới nơi an tồn (Trường hợp cháy, nổ) nhưng phải đánh dấu vị trí, trạng thái của nó. Trường hợp này hết sức hạn chế (Việc thu dọn dấu vết là nhiệm vụ của Công An).
Đối với hiện trường bị xáo trộn (Cấp cứu, cháy,…) Vẫn phải bảo vệ hiện trường.
Phải bảo vệ dấu vết, nguồn hơi để sử dụng chó nghiệp vụ.
Trong trường hợp phạm pháp quả tang, thủ phạm đã bị bắt, vẫn phải bảo vệ hiện trường để công an tiến hành khám nhiệm, thu thêm dấu vết phục vụ cho việc xác lập chứng cứ.
Ghi nhân những tin tức có liên quan đến vụ việc.
Lực lượng bảo vệ hiện trường là những người cĩ điều kiện quan sát và nắm vững được những tin tức quan trong của sự việc, vì họ là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường.
Những thông tin cần ghi lại để tiến hành cung cấp cho Công An là:
Tên, địa chỉ nạn nhân, những ai đưa nạn nhân đi cấp cứu, nơi cấp cứu ở đâu.
Tên địa chỉ của tất cả những người có mặt tại hiện trường, trước, trong và sau khi xảy ra sự việc.
Phải nắm được tình trạng hiện trường, trước khi tiến hành các biện pháp khẩn cấp và những thay đổi sau đó.
Điều kiện thời tiết (Mưa, nắng, giĩ, nhiệt độ trước, trong và sau khi xảy ra sự việc).
Thu thập những hiện tượng đáng chú ý có liên quan đến vụ việc, nếu có phải xác định ngày tên tuổi, địa chỉ những người có biển hiện nghi vấn.
Trường hợp khám nhiệm hiện trường trong nhiều ngày thì việc bảo vệ hiện trường phải liên tục, không được ngắt quãng. Công việc bảo vệ hiện trường chỉ kết thúc khi có lệnh của trưởng ban điều tra.
III. Những điểm cần lưu ý khi cần bảo vệ một số loại hiện trường
*** Hiện trường có người chết hoặc bị thương:
Nếu có người bị thương thì khẩn trương đưa đi cấp cứu, đồng thời ghi nhận lại tư thế, vị trí, trạng thái lúc phát hiện (Dùng phấn vẽ, ghi chép).
Đối với trường hợp nạn nhân đang ở trạng thái treo cổ. Nếu nhận thấy còn có thể đưa đi cấp cứu được thì nhanh chóng cắt đứt dây, hạ nạn nhân xuống, nhưng phải chú ý, Cắt dây phải tránh nút buộc, giữ nguyên trạng thái nút thắt, ghi nhận vị trí nút buộc, khoảng cách từ mặt đất đến chân nạn nhân, từ nút thắt đến điểm treo, cách thức buộc, số vịng nếu có, ghi nhận mọi dấu vết, đồ vật có trong nhà, xung quanh nạn nhân.
Đối với trường hợp chết dưới nước, không được dùng câu liêm để móc kẻo nạn nhân dễ phát sinh dấu vết mới.
Đối với trường hợp chết do sử dụng vũ khí, bảo vệ hiện trường ở phạm vi rộng (Vì tính đến đường đạn bắn xa), không được sờ mó đến tang vật, súng đạn, nếu phát hiện đầu đạn, vỏ đạn phải đánh dấu khoang trịn.
*** Hiện trường cháy:
a) Việc bảo vệ hiện trường cháy thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
Nhiều người xem và tham gia chữa cháy.
Tình trạng hiện trường hỗn loạn, khi kiểm tra, kiểm soát.
Hiện trường bị thay đổi nghiêm trọng.
Người chữa cháy do vội vàng, không còn nhớ những động tác khi chữa cháy (Ngắt cầu dao điện, công tắc điện).
Vì vậy khi bảo vệ hiện trường cháy, phải ghi nhận được những người tham gia chữa cháy cũng như thay đổi do cứu chữa cháy gây ra.
b) Phạm vi bảo vệ phụ thuộc vào:
Vị trí khu vực cháy, phạm vi lan rộng.
Mức độ thiệt hại xảy ra.
Bảo vệ hệ thống điện như: Cầu dao, cầu chì, rơle dây dẫn, khơng để phá hủy.
Đồng thời phải ghi lại những tin sau đây để cung cấp cho cơ quan điều tra:
+ Tin người báo cháy.
+ Thời điểm nhận tin.
+ Thời điểm phát hiện cháy.
+ Nơi cháy đầu tiên.
+ Điểm cháy mạnh nhất.
+ Diễn biến vụ cháy, hướng cháy và phạm vi lan rộng.
+ Màu sắc, mùi, độ bốc cao, hình thù của khói.
+ Tình trạng cửa kính cửa sổ.
+Hướng gió, tốc độ gió.
+ Tình trạng của hệ thống báo cháy (nếu có lắp đặt).
***Hiện trường trộm:
Đối với hiện trường này ta thường gặp 3 loại sau:
- Trộm cạy khóa, dùng sức lực và dụng cụ đa dạng để thực hiện.
- Trộm mở khóa, dùng chính bản thân chìa khóa đĩ hay chìa khĩa khác, chìa khóa vạn năng.
- Trộm leo tường ( Dùng địa hình, địa vật, địa thế sẵn có để leo vào ví dụ: qua lỗ thông gió, mái nhà).
Đối với các vụ trộm theo 3 dạng này, ngồi những.nguyên tắc cớ bản đã nêu ở các phần trên, cần chú ý:
Mở rộng phạm vi bảo vệ sang các phòng nghi vấn nơi thủ phạm hành động.
Chú ý bảo vệ các đường vào, đường ra của thủ phạm.
Không để bất kỳ ai vào hiện trường thử khóa, đóng, mở khóa.
Bảo vệ dấu vết ngoài trời, chú ý dấu vết nguồn hơi để lại như: Quần áo, gang tay, khăn….
- Lưu ý: Nơi thủ phạm có thể ẩn náu từ trước.
Hiện trường tai nạn, sự cố kỹ thuật và hư hỏng máy móc.
Ngoài những biện pháp cơ bản đã nêu cần chú ý một số điểm sau:
+ Ngăn chặn sự cố lan rộng, loại trừ những thiệt hại do phản ứng dây chuyền.
+ Xác định những máy móc thiết bị, khu vực nào là trọng tâm của sự cố, nơi có nhiều dấu vết để bảo vệ cho phù hợp. Thiết lập những khu vực cấm, vành đai bảo vệ.
+ Ngăn ngừa những hoạt động xĩa dấu vết hoặc thay đổi vị trí nhằm che dấu tội phạm.
+ Bảo vệ các tài liệu kỹ thuật có liên quan đến sự cố máy móc.
+ Giúp cơ quan Công An xác định những nhân chứng.
*** Hiện trường các vụ truyền đơn, khẩu hiệu phản động:
Giữ nguyên hiện trường bằng cách chăng dây, cắm biển không cho ai qua lại.
Che đậy, thu dữ hoặc bảo vệ tại chỗ, tuy nhiên, phải tránh phá hoại các dấu vết xung quanh nơi có khẩu hiệu truyền đơn như: Dấu chân, dấu dầy dép, tóc, phấn, mực, sơn, hồ gián.
Nắm dư luận xung quanh để xác minh đối tượng nghi vấn (nếu có, phải kịp thời báo cho cơ quan công an).
Kết luận:
Trên đây là một số hiện trường thường gặp, công tác bảo vệ hiện trường phải thực hiện tốt hay không còn tùy thuộc vào khả năng tư duy của mỗi con người. Nội dung trên đây có tác dụng là nền tảng cho công tác bảo vệ, giúp cho công tác điều tra của cơ quan Công An đạt kết quả nhanh chóng tìm ra thủ phạm.
BẢO VỆ PMV – CHI NHÁNH HÀ NỘI
CÔNG TY DVBV PHÁT MINH VƯỢNG
- Tel: 024 – 6653 3778;
- Địa chỉ: Phòng 0910, Tòa C2, Vinhomes D’.Capitale, 119 đường Trần Duy Hưng, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
- Email: hn@baovepmv.com
Ngoài ra khách hàng có thể liên hệ thêm một số văn phòng của PMV TẠI ĐÂY