Dụng cụ hỗ trợ bảo vệ thường được các công ty bảo vệ chuẩn bị sẵn cho đội ngũ của mình, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, việc này cũng cho thấy tính chuyên nghiệp của chính những đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ. Vậy những dụng cụ đó bao gồm những gì, những quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Công ty Dịch vụ bảo Vệ giá rẻ PMV tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Quy định pháp luật về việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ bảo vệ
Khoản 11, Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) có chỉ rõ: “Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.”
Việc sử dụng dụng cụ hỗ trợ được pháp luật quy định rõ ràng
Theo đó, các đối tượng được sử dụng các dụng cụ hỗ trợ bảo vệ cũng được quy định tại Điều 55 của Bộ luật này. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng các công cụ/dụng cụ nêu trên đã được pháp luật rà soát chặt chẽ, minh bạch.
Khi nào nhân viên bảo vệ được sử dụng công cụ hỗ trợ bảo vệ?
Theo Khoản 3, Điều 9 của Thông tư 17/2018/TT – BCA – Quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ nêu rõ: “Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị công cụ hỗ trợ.”
Trên lý thuyết, người làm công tác bảo vệ chỉ sử dụng những dụng cụ hỗ trợ bảo vệ khi không thể thỏa thuận bằng lời nói hay cử chỉ lịch sự để khống chế hành vi không phù hợp của đối tượng. Đội ngũ bảo vệ sẽ được rèn luyện và đào tạo để nhận định tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi để đưa ra quyết định sử dụng loại dụng cụ hỗ trợ bảo vệ nào. Lưu ý không dùng những công cụ trên với các đối tượng: Phụ nữ, trẻ em, người tàn tật trừ những hành vi có tính chất đe dọa tính mạng.
Công ty bảo vệ đào tạo nhân viên sử dụng dụng cụ hỗ trợ như thế nào?
Về đào tạo nhân viên sử dụng dụng cụ hỗ trợ bảo vệ, các công ty bảo vệ sẽ có chương trình tập huấn cụ thể để đội ngũ của mình có thể tích lũy kiến thức cũng như trau dồi các kỹ năng cần thiết. Người làm công tác bảo vệ phải ý thức được rằng đây là vấn đề có liên quan đến pháp luật. Do đó, bảo vệ phải hiểu rõ công năng, tính chất của từng loại dụng cụ, tránh trường hợp biến mình thành tội phạm.
Công ty bảo vệ cũng sẽ đưa ra các ví dụ thực tế giúp nhân viên nâng cao khả năng xử lý tình huống
11 dụng cụ hỗ trợ được phép sử dụng trong ngành bảo vệ
Dưới đây là 11 dụng cụ hỗ trợ bảo vệ mà nhân viên bảo vệ được phép sử dụng trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công việc của mình.
Những dụng cụ hỗ trợ bảo vệ bao gồm những gì?
Đèn pin
Đèn pin là một trong những dụng cụ hỗ trợ bảo vệ cần thiết cho những nhân viên bảo vệ phải làm việc/trực ca đêm. Đèn pin có thể hỗ trợ những trường hợp thiếu sáng hoặc mất điện bất thình lình.
Dùi cui điện
Dùi cui điện là một loại gậy bằng gỗ hoặc cao su có độ dài khoảng 50cm. Loại dụng cụ này có khả năng phóng ra tia điện để làm đau hoặc tê liệt đối phương với điện áp khoảng 50KV đến 800KV.
Bộ đàm
Bộ đàm là dụng cụ hỗ trợ bảo vệ dùng để giữ liên lạc của các thành viên trong đội bảo vệ. Bộ đàm giúp đội ngũ bảo vệ có thể liên lạc và yêu cầu hỗ trợ từ các vị trí khác nếu xảy ra tình huống không hay.
Súng điện
Để sử dụng súng điện như một dụng cụ hỗ trợ bảo vệ chuyên nghiệp thì người làm công tác bảo vệ cần phải trải qua huấn luyện nghiêm chỉnh và đủ khả năng xử lý các tình huống bất ngờ. Lưu ý những trường hợp cho phép dùng súng điện để khống chế người khác.
Máy rà kim loại
Máy dò kim loại là thiết bị được hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ để phát hiện những vật dụng có cấu tạo từ kim loại. Đây là dụng cụ hỗ trợ bảo vệ được dùng nhiều ở các tòa nhà, ngân hàng, chung cư cao cấp,… để hạn chế tình trạng mất cắp.
Máy bấm tuần tra
Đây là thiết bị được sử dụng tương tự như máy chấm công với các mục đích như: Kiểm tra đoạn đường tuần tra của nhân viên bảo vệ, thời gian đi qua các địa điểm đó, các thay đổi, sơ xuất trong quá trình tuần tra,…
Sổ ghi chép
Sổ ghi chép dùng để ghi chép thông tin giao ca, xuất nhập hàng hóa, sự việc cần lưu ý, thông tin cần kiểm tra,… Việc ghi chép càng chi tiết rõ ràng thì việc phối hợp làm việc của các nhân viên bảo vệ sẽ chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Công cụ tự vệ
Các công cụ tự vệ bao gồm côn, súng bắn cao su,… cũng được tính là dụng cụ hỗ trợ bảo vệ được trang bị cho đội ngũ bảo vệ. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ của mình, cũng góp phần khiến khách hàng yên tâm.
Điện thoại di động
Dù đã có bộ đàm nhưng các nhân viên bảo vệ cũng được khuyến khích sử dụng điện thoại di động để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như báo cáo với công ty chủ quản, báo án với những cơ quan chức năng có thẩm quyền,… Đó cũng là cách thức làm việc chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro khi có vấn đề xảy ra.
Máy chụp hình
Với những khu vực đòi hỏi đảm bảo an ninh cao thì nhân viên bảo vệ cũng sẽ được trang bị máy chụp hình để làm việc. Máy chụp hình có thể giúp lưu lại hình ảnh, video của những đối tượng khả nghi hoặc thực hiện ghi âm nếu cần.
Bộ dụng cụ sơ cấp cứu tại chỗ
Bộ dụng cụ sơ cấp cứu tại chỗ cũng được xem là một trong những dụng cụ hỗ trợ bảo vệ cần thiết. Trong trường hợp có xảy ra tai nạn hoặc tổn thương, đội ngũ bảo vệ có thể hỗ trợ sơ cấp cứu trước khi đội ngũ y tế đến làm nhiệm vụ.
Công Ty Dịch Vụ Bảo Vệ PMV – đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ/vệ sĩ chuyên nghiệp chất lượng
Hy vọng bài viết hôm nay sẽ mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về việc sử dụng dụng cụ hỗ trợ bảo vệ. Mọi chi tiết về dịch vụ bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp vui lòng liên hệ với Công Ty Dịch Vụ Bảo Vệ PMV chúng tôi qua các số điện thoại: 1900633838 – 02473058838 – 0975989962 để được hỗ trợ tư vấn.
Để lại bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận!